CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN TÂM LINH
Thích Trí Hoằng
Hải Ấn 2002


blankMười Thương

Một thương đất khách dựng chùa
Hai thương ǵn giữ quê xưa nếp nhà
Ba thương Phật điện nguy nga
Bốn thương đạo pháp truyền ra nước ngoài
Năm thương Phật tử khắp nơi
Sáu thương cùng khổ không phai lời thề
Bảy thương dân tộc hướng về
Tám thương nguồn cội hồn quê vun trồn
Chín thương xa cách muôn trùng
Mười thương son sắt vẫn cùng núi sông.

Trí Hoằng, 2001

 

Lời Nói Đầu

Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh. Nội dung các bài viết này chỉ có một mục đích là tŕnh bày các phương pháp tu tŕ của Đạo Phật Việt Nam.

Qua bao thăng trầm của lịch sử, Đạo Phật Việt Nam vẫn tồn tại vững mạnh như bao giờ. Khi ẩn khi hiện trong mọi t́nh huống chính trị và trong mọi bối cảnh lịch sử, nhưng không bao giờ bị tiêu diệt. Sức mạnh đó như nguồn nước, khi mạnh mẽ như thác đổ, khi dịu dàng như ḍng sông êm đềm chảy qua các đồng bằng, và khi âm thầm len lỏi trong ḷng đất. Điều ǵ đă khiến cho Đạo Phật Việt Nam tồn tại qua cuộc tồn sinh thử lửa hàng ngàn năm? Đó chính là Tinh Thần Dung Hóa. Đạo Phật đă đến Việt Nam vào những ngày đầu của kỷ nguyên Tây lịch, đă kết hợp với văn hóa bản địa để trở thành một thực tại bất khả phân. Với tinh thần bao dung vô chấp Phật Giáo đă chấp nhận mọi khác biệt tư tưởng nội tại cũng như ngoại tại để dung kết trong đạo lư Tam Giáo Đồng Nguyên (ba giáo thuyết khởi cùng một nguồn.) Con số ba tượng trưng cho số nhiều.

Phật Giáo đă kết hợp không những với những luồng tư tưởng chính thống như Khổng Giáo và Lăo Giáo, nhưng cũng kết hợp với tín ngưỡng bản địa để tạo nên một tín ngưỡng tổng hợp cho dân tộc. Do đó trong một ngôi chùa chúng ta thấy có mặt tất cả những xu hướng đó. Bên cạnh những pho tượng Phật, tượng Tổ là tượng Khổng tử, Lăo tử, Thập Điện Diêm Vương, các thần sông núi, các anh hùng liệt nữ… Và các cách hành tŕ của nhiều tông phái Phật Giáo đều có mặt như Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Nam Tông và Mật Tông. Thâu hóa những tinh hoa của các tông phái cũng như các nguồn tư tưởngkhác nhau để bồi dưỡng cho sự hành tŕ của ḿnh. Đây là tính chất đặc biệt và cũng là sức mạnh của Đạo Phật Việt Nam. Tinh thần bao dung và phóng khoáng này đă làm cho Đạo Phật Việt Nam phong phú và đa diện có thể đáp ứng được nhu cầu tu tŕ trên nhiều phương diện và có thể tồn tại trong mọi hoàn cảnh. Với hoàn cảnh lịch sử đặc thù và vị trí địa dư đặc biệt của đất nước, Đạo Phật Việt Nam đă kết tinh từ những khó khăn thử thách đó.

Các bài viết trong tập sách này sẽ phân tích yếu tính của Đạo Phật Việt Nam và con đường hành tŕ:

-Chương 1: Đức Phật và Con Người: phân tích về tính khai phóng trong Phật Giáo cũng như vai tṛ của con người trong vấn đề sinh tử, giải thoát.

-Chương 2: Đạo Phật Trong Ḷng Dân Tộc: bàn về những đặc tính căn bản của Đạo Phật Việt Nam và những đóng góp của Đạo Phật trong văn hóa dân tộc.

-Chương 3: Phương Pháp Ăn Chay: tŕnh bày về những lợi ích của vấn đế ăn chay trong việc giữ ǵn sức khỏe để tránh khỏi những chứng bệnh nan y ngặt nghèo. Cũng như giữ ǵn ḷng từ bi đối với muôn vật.

-Chương 4: Pháp Môn Lạy Phật: phương pháp hành tŕ thâm diệu để luyện Thân và Tâm, đồng thời cũng để cập đến sự quan hệ mật thiết giữa Thân và Tâm.

-Chương 5: Thiền Âm Thanh: cách hành tŕ thiền định bằng sự sử dụng âm thanh. Âm thanh như một phương tiện hữu dụng trong việc chuyển hóa phiền năo.

-Chương 6: Phát Huy Phật Tính: bàn về phương pháp Niệm Phật trong Tịnh Độ Tông như một phương cách hành tŕ đơn giản, trực tiếp và thường xuyên trong việc tiếp xúc và phát huy Phật tính.

Những chương này bàn về phương pháp tu tŕ của Đạo Phật Việt Nam trong vấn đề phát triển tâm linh. Sự phát triển này đặt trên quan hệ mật thiết giữa Thân và Tâm. Nói lên tính chất thiết thực của Đạo Phật Việt Nam. Không phải đi đâu xa để t́m đạo. Đạo nằm ngay trong ḷng cuộc sống. Niết Bàn thực hiện ngay tại thế gian đau khổ và giải thoát cũng đạt được ngay tại cuộc sinh tử vô thường. Và châm ngôn căn bản cho sự tu tập này chính là “ăn chay, niệm Phật.”

Ngày nay, qua những trầm luân của lịch sử, cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại không những đă bảo tồn duy tŕ được những vốn liếng quư báu mà chư tổ và tiền nhân đă đổ không biết bao tâm lực và sinh mạng để h́nh thành; mà c̣n phát triển và truyền bá con đường tu tŕ này đến với người bản xứ.

Đạo Phật Việt Nam đă kinh qua bao gian khổ để tồn tại. Kinh nghiệm đó cộng với tinh thần bao dung phóng khoáng vượt qua những sai biệt chấp nê nhỏ hẹp để đưa con người tiến đến giải thoát trong mọi t́nh huống. Đây có lẽ sẽ là những đóng góp tích cực của Đạo Phật Việt Nam trong một thế giới đầy nhiễu nhương, phức tạp, chia rẽ, và khủng hoảng. Ngày nay, sự phát triển khoa học kỹ thuật tại xă hội Tây phương làm khoảng cách ngắn lại, sự truyền thông thuận tiện, sự chia cách không là trở ngại và sự độc tôn giáo điều không c̣n chỗ đứng. Nhưng ngược lại cũng làm con người điêu đứng với những nỗi khổ từ thể xác đến tinh thần. Do v́ sự tiêu thụ quá nhiều độc tố trong việc ăn uống, cũng như tinh thần căng thẳng quá mức trong sự làm việc. Đạo Phật Việt Nam đă đến đúng lúc và đáp ứng kịp thời những nhu cầu của con người thời đại. Với pháp môn tu tập thiết thực đầy sự bao dung và tinh thần phóng khoáng, mang lại lợi ích cả về thân xác lẫn tâm linh, Đạo Phật Việt Nam sẽ giúp cho người Tây phương t́m thấy an ḥa hạnh phúc trong cuộc sống. Đó là phương cách tạo dựng cảnh Tịnh Độ trong ḷng thế gian.

Tập sách này ra đời như một tín tâm sâu xa đối với pháp môn tu tập truyền thống của Đạo Phật Việt Nam cũng như bày tỏ ḷng tri ân vô biên đối với liệt tổ tôn sư của đất nước.

 

Hải Ấn Tự, Đông Bắc Hoa Kỳ (Connecticut)
Rằm tháng bảy năm Canh Th́n (14/8/2000).

Thích Trí Hoằng.